Thế giới manga - anime nằm trong tầm tay bạn
Bạn có phải là một Otaku?
Nếu bạn muốn tham gia, hãy ấn vào đang kí nhé!
Otaku hay không phải thì forum cũng vẫn sẽ chào đón bạn.
Chúc vui vẻ ^^
Thế giới manga - anime nằm trong tầm tay bạn
Bạn có phải là một Otaku?
Nếu bạn muốn tham gia, hãy ấn vào đang kí nhé!
Otaku hay không phải thì forum cũng vẫn sẽ chào đón bạn.
Chúc vui vẻ ^^



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesmanga listFiction listĐăng NhậpĐăng ký
Chào mừng các bạn đến với forum, hãy cùng chung tay xây đắp cộng đồng manga-anime nhé
Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 0q86m7o3uoq4x3h2bd6
Cập nhập tin tức
yuuka_akimoto (4644)
Yashashi (2749)
0o0_Della_0o0 (2132)
hikaru_okita (1928)
c0nh0x_tinhnghich (1898)
~Key~ (1164)
chico_lovely (1035)
angelwings (1020)
Kunkun Chan (980)
yuki-chan (706)

Aikido: tinh hoa võ học của nhật bảnXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

Yashashi

Yashashi
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2749
GM GM : 4121
Birthday Birthday : 19/02/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 101010Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 470Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 3d9263ff95fb90378944cb1209b2c144_35884332medal2


Bài gửiTiêu đề: Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Icon_minitimeSat Feb 27, 2010 6:29 pm
Mục đích luyện tập thể chất trong Aikido là điều hòa nhịp vận động, linh hoạt, và sự bền bỉ, không chú trọng đến sức lực mang vác. Trong các kĩ thuật Aikido, ấn hoặc di chuyển mở thông dụng hơn nhiều so với kéo hoặc di chuyển co lại như trong các môn võ khác, và sự khác biệt này có thể áp dụng cho các mục đích luyện tập thể chất nói chung của các học viên Aikido.

Một số hoạt động rèn luyện theo hướng nín thở, như nâng vật nặng, chú trọng đến sức mạnh co lại, trong đó các cơ bắp phải gồng lên để tăng cường độ cứng, khối lượng và sức mạnh. Các hoạt động luyện tập liên quan đến Aikido thay vào đó lại chú trọng đến việc sử dụng di chuyển toàn thân một cách hài hòa và cân bằng, gần giống với yoga hay uốn dẻo. Ví dụ, rất nhiều dojo bắt đầu lớp học bằng bài tập làm ấm (準備体操, junbi taisō?), có thể là kéo giãn hoặc bẻ.

Luyện tập Aikido phần lớn dựa trên các bài quyền (kata), luyện tập bởi hai người với nhau hơn là luyện tập tự do. Một mẫu chung cho người nhận đòn đánh (uke) là tấn công người ném (nage, cũng gọi là tori hoặc shite dựa trên loại Aikido), người vô hiệu hóa đòn tấn công này bằng một kĩ thuật Aikido.

Cả hai nửa của kĩ thuật đó, của uke và của nage, được coi là căn bản trong việc luyện tập Aikido. Cả hai phải luyện tập các nguyên tắc Aikido về hòa hợp và thích ứng. Nage học cách hòa hợp và kiểm soát năng lượng đánh, trong khi uke học cách trở nên bình tĩnh và linh hoạt trong thế bất lợi, các vị trí mất thăng bằng mà nage gây ra. Sự "nhận" của đòn đánh được gọi là ukemi.Uke liên tục tìm cách lấy lại thế cân bằng và che chỗ sơ hở (v.d. hở sườn), trong khi nage sử dụng vị trí và căn thời gian để làm uke mất thăng bằng và bị thương. Trong các bài tập cao hơn, uke thỉnh thoảng sử dụng các kĩ thuật ngược (kaeshi-waza) để lấy lại thăng bằng và khóa hoặc ném nage.

Ukemi (受身, Ukemi?), nghĩa là "người nhận". Ukemi giỏi phải biết làm chệch hướng đánh hoặc bẻ để tránh bị thương.Khi áp dụng một đòn đánh, nhiệm vụ của nage là tránh làm thương uke bằng cách sử dụng tốc độ và lực đánh phù hợp với trình độ của uke trong ukemi.Thương tích (đặc biệt đối với khớp), khi chúng xảy ra trong Aikido, thường là do nage đánh giá sai khả năng của uke khi nhận đòn ném hoặc khóa.

Kĩ thuật chiến đấu

Môn sinh học rất nhiều đòn đánh khác nhau để mà các kĩ thuật Aikido có thể thực hiện được. Mặc dù các đòn đánh không được luyện tập xuyên suốt như các môn võ dựa trên các đòn đánh, các đòn đánh mạnh hoặc giữ chặt cần để học cách áp dụng các kĩ thuật đánh một cách đúng đắn và hiệu quả

Rất nhiều đòn (打ち, uchi?) của Aikido thường được xem là tương tự đòn chém của kiếm hoặc một vật được cầm nắm khác, có thể cho thấy nguồn gốc các kĩ thuật là từ chiến đấu có vũ khí.Các kĩ thuật khác có vẻ là đấm (tsuki), cũng được luyện tập như là lao vào với kiếm hoặc dao. Đá thường là dành cho các biến tướng ở trình độ cao; lý do là vì việc ngã sau một đòn ngã là rất nguy hiểm, và đòn đá (đá cao nói riêng) không thông dụng trong các trận chiến thời phong kiến Nhật Bản. Một số đòn đánh cơ bản bao gồm
Tài Sản của Yashashi
Tài Sản
Tài sản:

Chữ ký của Yashashi


Yashashi

Yashashi
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2749
GM GM : 4121
Birthday Birthday : 19/02/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 101010Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 470Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 3d9263ff95fb90378944cb1209b2c144_35884332medal2


Bài gửiTiêu đề: Re: Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Icon_minitimeSat Feb 27, 2010 6:30 pm
* Chém trước đầu (正面打ち, shōmen'uchi?) một đòn chém dọc vào đầu.
* Chém cạnh đầu (横面打ち, yokomen'uchi?) một đòn chém chéo bằng dao vào cạnh đầu hoặc cổ.
* Đấm ngực (胸突き, mune-tsuki?) một cú đấm vào thân. Các mục tiêu đặc biệt bao gồm ngực, bụng, và dạ dày. Cũng giống như "đấm trung đẳng" (中段突き, chūdan-tsuki?), và "đấm trực tiếp" (直突き, choku-tsuki?).
* Đấm mặt (顔面突き, ganmen-tsuki?) một cú đấm vào mặt. Cũng như "đấm thượng đẳng" (上段突き, jōdan-tsuki?).

Người mới luyện tập thường tập các kĩ thuật từ tư thế nắm, bởi nó an toàn hơn và bởi nó dễ dàng hơn để cảm nhận dòng năng lượng và lực nắm hơn là một cú đánh. Một số tư thế nắm phát triển từ từ thế nắm khi đang cướp vũ khí; một đòn sau đó được sử dụng để thoát ra và làm bất động hoặc tấn công người cầm nắm. Một số ví dụ về các đòn nắm cơ bản:

* Nắm một tay (片手取り, katate-dori?) một tay nắm một cổ tay.
* Nắm hai tay (諸手取り, morote-dori?) hai tay nắm một cổ tay.
* Nắm hai tay (両手取り, ryōte-dori?) hai tay nắm hai cổ tay. Cũng giống như "Nắm hai tay vào một tay" (両片手取り, ryōkatate-dori?).
* Nắm vai (肩取り, kata-dori?) tư thế nắm vai.  "Nắm hai vai" là ryōkata-dori (両肩取り, ryōkata-dori?)
* Nắm ngực (胸取り, mune-dori?) nắm phần ngực (áo). Cũng giống như "nắm cổ áo" (襟取り, eri-dori?).

Luyện tập vũ khí trong Aikido theo truyền thống bao gồm gậy ngắn (jō), kiếm gỗ (bokken), và dao (tantō). Ngày nay, một vài trường cũng đã kết hợp các kĩ thuật cướp súng. Cả cướp vũ khí và giữ vũ khí thỉnh thoảng cũng được dạy, để hoàn chỉnh khía cạnh vũ trang và phi vũ trang, mặc dù một số trường Aikido không hề luyện tập với vũ khí. Những trường khác, như Aikido Iwama của Morihiro Saito (斉藤 守弘 Saitō Morihiro, 1928–2002), thường luyện tập phần lớn thời gian với bokken và jō, dùng các tên aiki-ken, và aiki-jō, tương ứng. Người sáng lập đã phát triển rất phần lớn Aikido tay không từ các cách di chuyển của kiếm và gậy, vì vậy việc luyện tập các bước di chuyển này thường dành cho mục đích cảm nhận về nguồn gốc của đòn đánh và bước di chuyển.

Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 011182443
Lược đồ đòn ikkyō, hay "Đòn số một". Yonkyō có cùng cách thức đánh, mặc dù tay trên nắm cẳng tay hơn là nắm củi trỏ.

Sau đây là một mẫu của các đòn ném và khóa cơ bản được luyện tập nhiều. Thuật ngữ có thể thay đổi tùy vào các tổ chức và loại Aikido, vì vậy những thứ sau đây là các thuật ngữ được sử dụng bởi Tổ chức Aikikai. Nhớ rằng mặc dù tền của năm đòn đầu tiên được liệt kê ra, chúng không phải lúc nào cũng được dạy theo trình tự như vậy.

* Đòn thứ nhất (一教, ikkyō?) một đòn kiểm soát đặt một tay lên củi trỏ và một tay gần cổ tay để ấn uke xuống đất. Tư thế nắm này cũng gây ra áp lực lên dây thần kinh ở củi trỏ.
* Đòn thứ hai (二教, nikyō?) một đòn khóa cổ tay làm vặn tay và gây đau đớn.
* Đòn thứ ba (三教, sankyō?) một đòn vặn hướng xoắn lên gây đau toàn bộ tay, củi trỏ và vai.
* Đòn thứ tư (四教, yonkyō?) kiểm soát vai tương tự ikkyō, nhưng với cả hai tay giữ cẳng tay.
* Đòn thứ năm (五教, gokyō?) một biến thể của ikkyō trong đó tay nắm cổ tay là ngược lại. Thông dụng trong tantō và các đòn tước vũ khí khác.
* Ném bốn hướng (四方投げ, shihōnage?) Tay bị gập lại ra sau vai, khóa khớp vai.
* Trả cẳng tay (小手返し, kotegaeshi?) một đòn khóa cổ tay-ném kéo giãn gân.
* Ném thở (呼吸投げ, kokyūnage?) một thuật ngữ dùng cho rất nhiều loại "ném căn thời gian".
* Ném tiến vào (入身投げ, iriminage?) đòn ném mà trong đó nage di chuyển vào nơi uke đứng.
* Ném Thiên-Địa (天地投げ, tenchinage?) bắt đầu bằng ryōte-dori; tiến lên, nage luồn một tay xuống thấp ("Địa") và một tay cao ("Thiên"), làm uke mất thăng bằng để mà đối thủ bị ngã.
* Ném hông (腰投げ, koshinage?) phiên bản Aikido của đòn ném hông. Nage hạ thấp hông hơn uke, sau đó bẩy uke lên.
* Ném thập tự (十字投げ, jūjinage?) một đòn ném mà khóa tay lại với nhau. (kanji nghĩa là thập tự: 十)
* Ném xoay (回転投げ, kaitennage?) nage luồn tay ra sau cho tới khi khóa được khớp vai, sau đó ấn lên phía trước để ném
Tài Sản của Yashashi
Tài Sản
Tài sản:

Chữ ký của Yashashi


Yashashi

Yashashi
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2749
GM GM : 4121
Birthday Birthday : 19/02/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 101010Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 470Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 3d9263ff95fb90378944cb1209b2c144_35884332medal2


Bài gửiTiêu đề: Re: Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Icon_minitimeSat Feb 27, 2010 6:31 pm
Thực hiện

Aikido dùng thân pháp (tai sabaki) để đối phó uke. Ví dụ, một đòn "bước vào" (入身, irimi?) bao gồm di chuyển tiến vào phía trong của uke, trong khi một đòn "xoay" (転換, tenkan?) sử dụng chuyển động tròn.Thêm vào đó, một đòn "phía trong" (内, uchi?) được thực hiện ở phía trước uke, trong khi một đòn "phía ngoài" (外, soto?) được thực hiện ở ở bên cạnh uke; một đòn "phía trước" (表, omote?) được thực hiện cùng với sự di chuyển vào phía trước uke, và một phiên bản "phía sau" (裏, ura?) được thực hiện cùng với sự di chuyển vào phía sau uke, thường là bằng sự kết hợp chuyển động xoay vòng. Cuối cùng, phần lớn các đòn có thể được thực hiện ở tư thế ngồi (seiza). Các đòn ở tư thế ngồi gọi là suwari-waza.

Do đó, chỉ từ ít hơn hai chục đòn cơ bản, có đến hàng nghìn cách thực hiện khác nhau. Ví dụ, ikkyō có thể được thực hiện đối với đối thủ đang tiến đánh (có thể với loại di chuyển ura để chuyển hướng lực tới), hoặc với một đối thủ đã bị đánh rồi và đang quay lại để giữ khoảng cách (có thể một phiên bản omote-waza).

Atemi (当て身) là các miếng đánh được sử dụng trong các đòn Aikido. Một số người coi atemi là các đòn đánh vào các huyệt đạo. Ví dụ, Gōzō Shioda (塩田 剛三 Shioda Gōzō, 1915–1994) đã mô tả việc sử dụng atemi trong một trận hỗn chiến để nhanh chóng hạ gục lưu manh đường phố. Một số khác coi atemi, đặc biệt là vào mặt, là các phương pháp làm mất tập trung đối phương để thực hiện các đòn khác.


Luyện tập tinh thần

Võ phục và Đai

Võ phục chuẩn dùng trong môn võ Aikido là hakama. Nhưng còn tùy võ đường mà người ta bắt buộc mặc hakama hay cho mặc hakama khi lên huyền đai. Đai chuẩn trong Aikido bắt đầu từ màu trắng, là sơ đẳng. Khi trình độ cao, đai sẽ khác. Từ trắng sẽ thành xanh dương, rồi xanh dương một gạch, xanh dương hai gạch, xanh dương ba gạch, nâu một gạch, nâu hai gạch, nâu hai gạch, nâu ba gạch và màu cuối cùng là đen.

* Các "gạch" làm từ mảnh vải trắng,đính vào đai.

Thảm tatami dùng trong luyện tập:

Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 011182380 Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 011182384

Aikido ở Việt Nam


Ở Việt Nam Aikido đôi khi còn được gọi là Hiệp khí đạo, theo nghĩa Hiệp là hòa hợp, Khí là thể của chất, Đạo là con đường, là phương pháp đưa ta tới mục tiêu tối thượng. Aikido được hai ông Đặng Thông Trị và Đặng Thông Phong chính thức truyền bá vào Việt Nam từ năm 1958 . Ông Đặng Thông Phong từng trực tiếp thụ giáo Ueshiba Morihei và được Ueshiba trao ủy nhiệm thư, chính thức ủy quyền cho ông thành lập Tổng cuộc Aikido Tenshinkai để phát triển Aikido tại Việt Nam.

Aikido mới được phổ biến ở các tỉnh phía Nam, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. Ở các tỉnh phía Bắc, có một vài võ đường Aikido tại Hà Nội.
Tài Sản của Yashashi
Tài Sản
Tài sản:

Chữ ký của Yashashi


hikaru_okita

hikaru_okita
Otaku chính gốc cấp 2
Otaku chính gốc cấp 2

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1928
GM GM : 1993
Birthday Birthday : 16/06/1996
Giới tính Giới tính : Nam
Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 1159


Bài gửiTiêu đề: Re: Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Icon_minitimeSat Feb 27, 2010 8:22 pm
Người ko chuyên đọc gì cũng ko hiểu huhu
Tài Sản của hikaru_okita
Chữ ký của hikaru_okita


yuuka_akimoto

yuuka_akimoto
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4644
GM GM : 7516
Birthday Birthday : 05/12/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản PbucketAikido: tinh hoa võ học của nhật bản PbucketAikido: tinh hoa võ học của nhật bản Pbucket


Bài gửiTiêu đề: Re: Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Icon_minitimeSun Feb 28, 2010 12:41 pm
có đọc hay không hay chỉ liếc qua loa ?
Tài Sản của yuuka_akimoto
Chữ ký của yuuka_akimoto


hikaru_okita

hikaru_okita
Otaku chính gốc cấp 2
Otaku chính gốc cấp 2

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1928
GM GM : 1993
Birthday Birthday : 16/06/1996
Giới tính Giới tính : Nam
Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 1159


Bài gửiTiêu đề: Re: Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Icon_minitimeMon Mar 01, 2010 2:18 pm
Có mừ,chỉ là não chậm tiêu thôi Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 255457
Tài Sản của hikaru_okita
Chữ ký của hikaru_okita


muzashi

muzashi
Otaku chiến
Otaku chiến

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 197
GM GM : 208
Birthday Birthday : 25/07/1996
Giới tính Giới tính : Nam


Bài gửiTiêu đề: Re: Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Icon_minitimeTue Mar 02, 2010 10:40 am
có vẻ hay đây, muốn học quá yay
Tài Sản của muzashi
Chữ ký của muzashi


yuuka_akimoto

yuuka_akimoto
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4644
GM GM : 7516
Birthday Birthday : 05/12/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản PbucketAikido: tinh hoa võ học của nhật bản PbucketAikido: tinh hoa võ học của nhật bản Pbucket


Bài gửiTiêu đề: Re: Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Icon_minitimeTue Mar 02, 2010 6:48 pm
Muốn học phải rèn thể lực đó
Tài Sản của yuuka_akimoto
Chữ ký của yuuka_akimoto


hikaru_okita

hikaru_okita
Otaku chính gốc cấp 2
Otaku chính gốc cấp 2

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1928
GM GM : 1993
Birthday Birthday : 16/06/1996
Giới tính Giới tính : Nam
Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản 1159


Bài gửiTiêu đề: Re: Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Icon_minitimeFri Mar 05, 2010 12:48 pm
Thì vào đó rèn luôn
Tài Sản của hikaru_okita
Chữ ký của hikaru_okita


yuuka_akimoto

yuuka_akimoto
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4644
GM GM : 7516
Birthday Birthday : 05/12/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản PbucketAikido: tinh hoa võ học của nhật bản PbucketAikido: tinh hoa võ học của nhật bản Pbucket


Bài gửiTiêu đề: Re: Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Icon_minitimeFri Mar 05, 2010 5:47 pm
Rèn nổi ko mà bày đặt
Tài Sản của yuuka_akimoto
Chữ ký của yuuka_akimoto



Sponsored content




Bài gửiTiêu đề: Re: Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Aikido: tinh hoa võ học của nhật bản Icon_minitime
Tài Sản của Sponsored content
Chữ ký của Sponsored content

Aikido: tinh hoa võ học của nhật bảnXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thế giới manga - anime nằm trong tầm tay bạn :: 

Học viện Otaku

 :: 

Japan * xứ sở hoa anh đào*

-