Thế giới manga - anime nằm trong tầm tay bạn
Bạn có phải là một Otaku?
Nếu bạn muốn tham gia, hãy ấn vào đang kí nhé!
Otaku hay không phải thì forum cũng vẫn sẽ chào đón bạn.
Chúc vui vẻ ^^
Thế giới manga - anime nằm trong tầm tay bạn
Bạn có phải là một Otaku?
Nếu bạn muốn tham gia, hãy ấn vào đang kí nhé!
Otaku hay không phải thì forum cũng vẫn sẽ chào đón bạn.
Chúc vui vẻ ^^



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesmanga listFiction listĐăng NhậpĐăng ký
Chào mừng các bạn đến với forum, hãy cùng chung tay xây đắp cộng đồng manga-anime nhé
Tìm hiểu về cờ vây 0q86m7o3uoq4x3h2bd6
Cập nhập tin tức
yuuka_akimoto (4644)
Yashashi (2749)
0o0_Della_0o0 (2132)
hikaru_okita (1928)
c0nh0x_tinhnghich (1898)
~Key~ (1164)
chico_lovely (1035)
angelwings (1020)
Kunkun Chan (980)
yuki-chan (706)

Tìm hiểu về cờ vâyXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

Yashashi

Yashashi
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2749
GM GM : 4121
Birthday Birthday : 19/02/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Tìm hiểu về cờ vây 101010Tìm hiểu về cờ vây 470Tìm hiểu về cờ vây 3d9263ff95fb90378944cb1209b2c144_35884332medal2


Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu về cờ vây Tìm hiểu về cờ vây Icon_minitimeSat Jan 30, 2010 7:37 pm
Tìm hiểu về cờ vây [P.1]

Không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng và mở rộng phạm vi.

Cờ vây (chữ Hán: 圍棋 phiên âm là weiqi, baduk là cách gọi của người Hàn Quốc còn trong tiếng Nhật, cờ vây được gọi là Igo), một trò chơi trên bàn cờ và là môn thể thao trí tuệ dành cho hai người chơi.

Ngay từ lúc đầu, cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp luận. Một kỳ thủ là ông Emmanuel Lasker đã nói: "Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên trái đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây"

Tìm hiểu về cờ vây 71628393

Một bàn cờ vây truyền thống bằng gỗ.
Các quân cờ được đặt trên những điểm giao nhau của đường kẻ

Số người chơi: 2
Độ tuổi: Bất kỳ
Thời gian chơi 10–180 phút, tuy nhiên, khi thi đấu có thể kéo dài tới hơn 16 tiếng


Lịch sử

Cờ vây là loại cờ cổ, được chơi cách đây khoảng hơn 4000 năm. Khởi thủy của môn cờ bắt đầu từ giấc mơ của vua Nghiêu về việc xem chơi cờ giữa Hoàng Đế (người mở đầu thời Ngũ Đế) với vị tiên Dung Thành. Vua đang thấy tiên Dung Thành chơi một loại cờ gồm một bàn cờ và các quân trắng đen bèn thỉnh cầu tiên day cờ cho mình. Đang chơi cờ hay bỗng vua Nghiêu tỉnh lại. Vua ngẫm ra thấy hay quá bèn tìm cách nhớ lại và bổ khuyết thêm các quy tắc, luật lệ và sáng tạo ra môn cờ vây, vì mục đích của nó là vây chiếm lãnh thổ, đất đai. Sau đó, cờ vây được thái tử Đan Chu, con của vua Nghiêu truyền bá khắp thiên hạ. Trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Quan Công đã chơi cờ vây với thuộc hạ trong khi để cho Hoa Đà nạo xương cánh tay chữa vết thương. Vi kỳ ngày xưa gọi là "dịch" (弈), được viết với bộ "củng". Trong những sách cổ của Trung Hoa như Tả Truyện, Luận Ngữ, Mạnh Tử đã nhắc nhiều đến "dịch" nhưng từ đời nhà Hán trở đi, thì cái tên vi kỳ ngày càng thông dụng.

Tìm hiểu về cờ vây 39711022

Cờ vây hiện nay rất phổ biến ở vùng Đông Á. Nhật Bản hiện nay là nước có số người chơi cờ rất cao. Cờ vây đã tới Nhật vào thế kỷ 7 và tới đầu thế kỷ 13, nó đã được chơi rộng rãi khắp mọi nơi trên đất nước này. Sự phát triển của Internet cũng đã làm cho nó phổ biến hơn trên khắp thế giới và đến nay đã có 36 triệu người yêu thích môn cờ này (thống kê của Hiệp hội cờ Vây nghiệp dư thế giới năm 1999).

Tìm hiểu về cờ vây 89432988

Môn cờ vây cũng đã được người Việt Nam biết tới từ lâu, nhưng qua thời gian, chiến tranh nên đã hầu như không còn ai biết cách chơi. Nó được phổ biến lại tại Việt Nam vào năm 1993 nhân dịp có một giảng viên không chuyên từ Trung Quốc sang giảng dạy giúp cho ngành Thể dục thể thao Hà Nội. Sau năm 2000 thì trở nên phổ biến thành một phong trào trong một bộ phận giới trẻ từ sự thành công của bộ truyện tranh Kỳ Thủ Cờ Vây (tên gốc: Hikaru no go) của Nhật Bản khi bộ truyện được biên dịch và xuất bản tại Việt Nam.

Tìm hiểu về cờ vây 87848290

Tìm hiểu về cờ vây 17372292

Tìm hiểu về cờ vây 32467927

CLB cờ vây tại Trung Quốc

Tìm hiểu về cờ vây 34673081

Và cờ vây với giới trẻ Nhật Bản

Tìm hiểu về cờ vây 59618827

Tìm hiểu về cờ vây 11793002

Một lễ hội cờ vây khu vực tại Nhật Bản ^_^

Cờ vây có từ xa xưa, nhưng luật của nó lại không hề bị biến đổi theo thời gian như những trò chơi cổ khác. Lý do là luật chơi của cờ vây hết sức đơn giản, người nào cũng có thể chơi được, không cần đến trí thông minh ưu việt. Trong cờ vây, quân nào cũng như quân nào, giá trị y hệt nhau, không quân nào có tên tuổi, không có vua, có tướng. Tướng, vua được biết như chính người chơi cờ vậy. Cờ vây, như đã biết, muốn biết chơi thì quá dễ, nhưng để chơi tới được thành "cao cờ" thì rất khó. Khi chơi cờ vây cũng giống như khi ra trận đánh giặt. Bàn cờ là chiến trường và mục đích là chiếm lấy lãnh thỗ. Một kỳ thủ cờ vây thực sự biết quý trọng từng quân cờ và luôn đặt hết tâm quyết vào mỗi nước đi.

Mục đích của ván cờ

Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và "vùng đất." Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi.

Tìm hiểu về cờ vây 98182589

Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp. Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm "đất" để xác định thắng thua. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm 5,5 (5,5 điểm do bên Trắng luôn là bên đi sau).

Bàn cờ và quân cờ

Theo bàn cờ nguyên thủy đã tìm thấy vào năm 1977 ở Nội Mông, trong một ngôi mộ cổ đời nhà Liêu, có một bàn cờ ngang dọc chỉ có 13x13 tạo thành 169 giao điểm. Năm 1971, bàn cờ đào được ở Hồ Nam, trong một ngôi mộ đời nhà Đường, có bàn cờ lại chia lưới 15x15. Năm 1952, ở Vọng Đô, Hà Bắc, Trung Quốc, trong một ngôi mộ thời Đông Hán có một bàn cờ lại chia lưới 17x17...Tuy những bàn cờ đó khác nhau về số nước đi nhưng tựu chung lại đều chia lưới theo số lẻ (13, 15, 17...). Bàn cờ 19 đường phát hiện sớm nhất vào khoảng đời nhà Tùy.

Tìm hiểu về cờ vây 29266715

Quân cờ và bàn cờ vây được sáng tạo trên cơ sở của thuyết Âm Dương và vũ trụ quan của người xưa. Bàn cờ ngày nay có 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc tạo thành 361 giao điểm tượng trưng cho 361 ngày âm lịch. Bốn góc của bàn cờ tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Các quân cờ có hình tròn dẹt, giống hình cúc áo, 181 quân màu đen và 180 quân màu trắng. Quân cờ chỉ được nhấc ra hoặc đặt vào bàn cờ, chứ không dịch chuyển như trong cờ vua hoặc cờ tướng.

Trên bàn cờ thường có 9 chấm đen gọi là các sao nhỏ giúp người chơi dễ nhận định hướng vị trí vì bàn cờ quá rộng. Điểm ở chính giữa bàn gọi là "thiên nguyên". Tám điểm ở 4 phía xung quanh bàn cờ gọi là "sao biên" và "sao góc". Vị trí ở gần vùng giữa bàn gọi là "cao" còn vị trí gần biên và góc là "thấp". Trong một ván cờ, số khả năng biến hóa có thể xảy ra là 10761. Với số giây trong 3 năm là không đến 108, nếu 10 tỉ người, mỗi người sắp 1 ván cờ trong 1 giây thì số ván cờ sắp được trong 3 năm cũng chỉ là 1017. Để so sánh thêm, con số đó trong cờ vua là nằm trong khoảng 1043 và 1050; và những nhà vật lý đã từng ước tính là không có nhiều hơn 1090 proton trên thế giới hữu hình này.
Tài Sản của Yashashi
Tài Sản
Tài sản:

Chữ ký của Yashashi


Yashashi

Yashashi
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2749
GM GM : 4121
Birthday Birthday : 19/02/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Tìm hiểu về cờ vây 101010Tìm hiểu về cờ vây 470Tìm hiểu về cờ vây 3d9263ff95fb90378944cb1209b2c144_35884332medal2


Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về cờ vây Tìm hiểu về cờ vây Icon_minitimeSat Jan 30, 2010 7:37 pm
Tìm hiểu về cờ vây [P.2]

Sự mềm dẻo, nhẫn nại, biết bỏ cái nhỏ để giành cái lớn, biết hy sinh tiểu tiết để giành đại cục được xem là cốt lõi của cờ vây.

Tiếp theo các bạn có thể tìm hiểu thêm về nguyên tắc chơi và một số kiến thức cơ bản về cờ vây.

Nguyên tắc chơi

Luật chơi cờ vây rất đơn giản, điều chủ chốt chỉ cần nắm vững là ai chiếm được nhiều đất thì người đó thắng.

Khí: Các giao điểm trống nằm ngay cạnh quân cờ gọi là "khí" của quân cờ đó. Quân cờ đứng ở giữa bàn có 4 "khí", đứng ở biên có 3 "khí" và đứng ở góc có 2 "khí". Nếu một quân hoặc một nhóm quân không còn "khí", quân đó hoặc nhóm quân đó sẽ bị bắt và đưa ra khỏi bàn cờ. Nếu quân đó hoặc nhóm quân đó chỉ còn một "khí", điều đó có nghĩa là nó đang bị đe dọa, đang bị "atari" và sẽ bị đối phương bắt ngay sau nước đi tiếp theo.

Tìm hiểu về cờ vây 82564708

Những chấm trắng và đen ở hình bên là "khí" của quân trắng và quân đen. "Khí" có thể cùng được chia sẻ giữa hai loại quân. Nếu quân trắng được đặt vào nơi có "khí" chung của hai nhóm quân, hai nhóm quân trắng sẽ được nối với nhau thành một. Quân của đối phương sẽ bị bắt khi nó không còn "khí".

Nếu một người chơi đoạt nốt "khí" cuối cùng của một quân hay nhóm quân của đối phương, anh ta sẽ nhấc quân đó ra khỏi bàn cờ và những quân cờ đó dùng để trao đổi tù binh khi tính điểm.

Tạo mắt: Khi một đám quân trong vùng của đối phương và không có đường thoát, để có thể sống, đám quân đó cần tạo ít nhất hai mắt nhỏ. Một mắt nhỏ là có 1 đến 2 khí trống. Một mắt lớn là có nhiều hơn 2 khí và có thể coi là 1 vùng đất. Thông thường, muốn chỉ cần tạo 1 mắt lớn cần tạo trên 5 khí ở góc và biên và trên 6 khí ở trung tâm thì sẽ có nhiêu khả năng sống vì khi bị xâm nhập sẽ dễ dàng tạo mắt nhỏ.

Tìm hiểu về cờ vây 79079356

Chấp quân: Các đấu thủ chơi cờ vây có thể đa dạng về trình độ. Người chơi giỏi hơn có thể chơi handicap (chấp quân) với người chơi kém hơn, từ đó có thể khiến cuộc chơi thú vị hơn cho cả hai người chơi, người chơi kém hơn sẽ học được rất nhiều từ cách đi của người chơi giỏi hơn và sẽ giúp họ nâng cao trình độ chơi cờ của mình. Thông thường, số quân chấp nhiều nhất là 9 quân và người chơi kém hơn sẽ chơi quân màu đen. Những quân được chấp thường có một số vị trí xác định trên bàn cờ. Sau khi những quân cờ này được đặt lên bàn cờ, quân trắng bắt đầu nước đi đầu tiên.

Phân hạng người chơi

Đẳng cấp của cờ vây phân biệt trên 2 hệ thống riêng biệt. Đó là hệ thống đẳng cấp nghiệp dư và đẳng cấp chuyên nghiệp:

Nghiệp dư

Tìm hiểu về cờ vây 69949873

Tìm hiểu về cờ vây 75485280

Tìm hiểu về cờ vây 88120585

Kyu: Từ người mới bắt đầu chơi đến người chơi trung bình được chia thành nhiều cấp. Cấp mạnh nhất thường là 1 kyu, càng yếu, số kyu càng cao. Chữ kyu thường được viết tắt là k.

Ví dụ: Nếu thang nghiệp dư có 30 cấp từ 1 đến 30 thì cấp yếu nhất là 30k, cấp mạnh nhất là 1k.

Dan: Kí hiệu là d; chỉ những người có sức cờ mạnh, phát triển các kĩ năng ở mức độ cao, sử dụng các thao tác nhuần nhuyễn. Trái với kyu, khi càng mạnh số đẳng càng cao. Ví dụ: 2d thì mạnh hơn 1d và 4d mạnh hơn 2d.

Để phân biệt với dan chuyên nghiệp, ta gọi đây là dan nghiệp dư.

Tìm hiểu về cờ vây 77230054

Thực chất sự ra đời của dan không chuyên nhằm phân hóa rõ ràng hơn khoảng cách chênh lệch giữa các trình độ. Bởi không phải nước nào cũng công nhận kì thủ cờ vây chuyên nghiệp nên việc ra đời hệ thống không chuyên trên đáp ứng thực tế là có những kì thủ không chuyên rất mạnh thắng được những tay chuyên nghiệp.

Chênh lệch trình độ của mỗi bậc trong đẳng cấp nghiệp dư là 1 quân chấp. Khi chỉ chênh lệch một bậc, người ta thường hay chấp komi. Trong cờ vây người cầm quân đen được đánh trước vì vậy để công bằng người cầm quân trắng được cộng tầm 5,5 đến 6,5 điểm tùy theo cách tính theo luật Trung Quốc hay Nhật Bản. Điểm cộng đó gọi là komi.

Chuyên nghiệp

Kyu: có lẽ chỉ có từ 5k đến 1k (1k là cao nhất). Đẳng cấp kyu của chuyên nghiệp nhằm chỉ đến những người sắp sửa bước vào thế giới chuyên nghiệp của cờ vây, có thể họ đang rèn luỵện, học tập trong các trường dạy cờ nổi tiếng.

Dan: Để phân biệt với dan không chuyên, người ta thường kí hiệu là p. Kì thủ được gọi là chuyên nghiệp khi được hiệp hội cờ vây của nước sở tại cấp chứng chỉ khẳng định trình độ chuyên môn. Một vài giải lớn thực sự chỉ dành riêng cho dân chuyên nghiệp. Hiện chỉ có vài nước là chứng nhận chuyên nghiệp như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên. Một số kì thủ các nước phương Tây tìm đến "tầm sư học đạo" và họ được gọi là insei. Khi một insei đủ mạnh để vượt qua kì xét tuyển, họ được cấp chứng chỉ của nước đó và được xem là chuyên nghiệp.

Tìm hiểu về cờ vây 34676457

Tìm hiểu về cờ vây 65639667

Do số dan chuyên nghiệp được tính bằng cách riêng và một phần dựa vào danh hiệu đạt được nên không thể xét mạnh yếu như với không chuyên. Những đại kì thủ 9p có thể chấp những tân 1p và thắng hoặc 2p có thể cầm trắng vẫn thắng 8p. Một kì thủ có thể nhảy hạng nếu đạt được một danh hiệu cao quý nào đó.

So sánh: Ở trình độ không chuyên, sức cờ thể hiện rõ ràng qua con số. Đối với chuyên nghiệp, thứ hạng lại không thể hiện điều đó. Tuy nhiên không có nghĩa là tay cờ vây không chuyên hạng 30k có thể thắng các tay cờ vây 5p. Các kì thủ không chuyên giỏi nhất có thể thắng các kì thủ chuyên nghiệp có cấp hạng cao. Điều này là bình thường, đơn giản: cờ vây cũng là một môn thể thao. Và trong thể thao, không thể nói trước điều gì.

Tìm hiểu về cờ vây 23523352

Tìm hiểu về cờ vây 48181164

Sự mềm dẻo, khôn ngoan, nhẫn nại, biết bỏ cái nhỏ để giành cái lớn, biết hy sinh tiểu tiết để giành đại cục nhằm dẫn tới thắng lợi, được đối phương "tâm phục khẩu phục" được xem là cốt lõi của cờ vây.

Ván cờ vây được chia thành 3 giai đoạn, gọi là: Bố cục, Trung bàn (còn gọi là Trung bàn chiến - vì ở giai đoạn này thường xảy ra chiến đấu kịch liệt), và Quan tử.

Máy tính với cờ vây

Tìm hiểu về cờ vây 79543619

Hiện nay, có rất nhiều trò chơi được thực hiện trên máy tính. Trong cờ vua, trình độ chơi cờ của máy tính đã được lập trình rất cao, để thắng được máy tính rất khó. Nhưng đối với cờ vây, chuyện lại khác. Một chương trình chơi cờ vây mạnh nhất cũng không thể chơi hơn được một người chơi ở mức độ trung bình. Những người chơi giỏi, thậm chí còn chơi handicap (chấp quân) với máy tính đến 25 quân. Do đó, những người chơi cờ vây giỏi hầu như không hứng thú trong việc chơi cờ với máy tính. Đó chỉ là những chương trình dành cho những người ở hạng "kyu". Tại sao lại như vậy? Rất đơn giản: số khả năng biến hóa của cờ vây quá cao.
Tài Sản của Yashashi
Tài Sản
Tài sản:

Chữ ký của Yashashi


Yashashi

Yashashi
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2749
GM GM : 4121
Birthday Birthday : 19/02/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Tìm hiểu về cờ vây 101010Tìm hiểu về cờ vây 470Tìm hiểu về cờ vây 3d9263ff95fb90378944cb1209b2c144_35884332medal2


Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về cờ vây Tìm hiểu về cờ vây Icon_minitimeSat Jan 30, 2010 7:38 pm
Cờ vây trên toàn thế giới

"Bàn cờ vây giống như một vũ trụ với 9 thiên tinh, đặt mỗi quân cờ lên đó là sáng tạo ra một hành tinh, là xây dựng nên vũ trụ. Trên bàn cờ này, ta là một vị thần. Vị thần tối cao!" [Hikaru Shindo]

Mời các bạn cùng Ichi tiếp tục tìm hiểu về môn thể thao trí tuệ hiện đang vô cùng phổ biến ở Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới này nhé!

Trong phần 1&2 tìm hiểu về cờ vây, các bạn đã biết được một số thông tin về lịch sử hình thành của trò chơi thú vị này. Ngoài những câu chuyện ghi chép từ sách cổ về sự ra đời của cờ vây, còn một truyền thuyết cũng khá đặc biệt mà Ichi muốn chia sẻ để các bạn hiểu thêm về cờ vây và lý do tại sao nó lại được đặc biệt yêu thích đến vậy. Truyền thuyết của người Trung Hoa kể lại rằng, cách đây hàng ngàn năm, để ngăn chặn 1 cuộc chiến tranh vô nghĩa xảy ra, một phật tử của Phật Giáo đã mời đối thủ của mình chơi cờ vây. Ván cờ kết thúc, và thay vì lựa chọn chiến tranh, người ta chọn hoà bình. Bởi ngay trên bàn cờ vây đó đã hiện ra kết cục của các bên nếu cố tình tạo nên cuộc chiến vô nghĩa kia.

Tìm hiểu về cờ vây 20484105

Hiện nay ở Nhật Bản có khoảng 10 triệu người chơi cờ, nhưng trong đó chỉ có khoảng 500 người là kỳ thủ chuyên nghiệp. Về số luợng người chơi cờ lớn nhất thì thuộc về Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong khi đó thì những kỳ thủ cờ vây giỏi nhất thế giới hiện đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Đây là quốc gia mà cờ vây có mức độ lan rộng mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là trong giới trẻ cũng như về mức độ chuyên nghiệp đang được đánh giá là xếp hàng cao nhất trên toàn thế giới.

Bây giờ chúng ta có thể trở lại một chút trong lịch sử để tìm hiểu về cờ vây chuyên nghiệp tại Nhật Bản nhé ^ ^

Tìm hiểu về cờ vây 46789790

Tìm hiểu về cờ vây 41300931

Tìm hiểu về cờ vây 51297408

Tìm hiểu về cờ vây 63099602

Tìm hiểu về cờ vây 65373178

Thế kỷ 17, các vị tướng quân ở Nhật đã ban ra một giải thưởng dành cho người chơi cờ vây giỏi nhất. Cũng từ đó mà trong thế kỷ này đã hình thành nên khái niệm trường dạy cờ vây, khi ấy vẫn chỉ dành cho con cái quan lại và các gia đình quyền quý trong vùng. Với những người chơi cờ vây ở Nhật Bản khi đó, những cái tên Honinbo, Hayashi, Inoue và Yasue được gọi là “Tứ đại viện”, nổi tiếng cho việc đào luyện nên những kỳ thủ mạnh nhất nước lúc bấy giờ.

Cho đến thể kỷ 19, những học viên tại những trường học này thi đấu với nhau, với mục đích là để tìm ra…người giỏi nhất. Đây cũng là thời điểm mà việc xếp thứ hạng chuyên nghiệp được thiết lập, 9 dan được dùng để xếp hạng các thứ bậc chuyên nghiệp và người xuất sắc nhất qua các giải đấu sẽ được phong danh hiệu Meijin (tạm dịch là Danh Nhân, đây là danh hiệu còn được sử dụng trong một lĩnh vực khác đó là cờ tướng chuyên nghiệp của người Nhật). Danh hiệu này được sử dụng cho đến ngày nay bởi hiệp hội cờ vây Nhật Bản. Người đoạt danh hiệu này sẽ được trao tặng số tiền lên đến 36 triệu yên, và giải thưởng này đang được tài trợ bởi báo Asahi Nhật Bản.

Tìm hiểu về cờ vây 38884324

Tìm hiểu về cờ vây 57575835

Tìm hiểu về cờ vây 70342730

Sự ra đời của danh hiệu Meijin cũng thật thú vị. Ấy là vào thế kỷ 17, khi Kano Yosaburo, một kỳ thủ xuất sắc của trường Honinbo đang thi đấu dưới sự quan sát của lãnh chúa Oda Nobunaga. Khi ông ta đi một nước cờ độc đáo, lãnh chúa Nobunaga đã kêu lên “meijin!”. Và kể từ thế kỷ 17, nó trở thành danh hiệu dành cho người chơi cờ xuất sắc nhất. Ngoài ra thì trong cờ vây chuyên nghiệp còn nhiều danh hiệu khác.

Kano Yosaburo - Người đầu tiên dành danh hiệu Meijin
của cờ vây Nhật Bản.


Tìm hiểu về cờ vây 82733877

Sau này trở thành viện trưởng của
trường Honinbo, một trong Tứ Đại Viện của cờ vây chuyên nghiệp Nhật Bản.


Và bên cạnh đó thì những giải đấu dành cho các kỳ thủ không chuyên vẫn được duy trì và phát triển, mở rộng ở rất nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, giải cờ vây online được tổ chức lần đầu tiên mang tên Hikaru vào năm 2007 và trao danh hiệu Hikaru cho người đoạt giải cao nhất. Hiện nay cộng đồng yêu cờ vây nước ta cũng đang mở rộng một số giải thi đấu nghiệp dư, thu hút khá nhiều những người yêu thích cờ vây tham gia.

Tìm hiểu về cờ vây 92702614

Với một lịch sử xuất hiện trên 3000 năm tại Trung Quốc và khoảng 1000 tại Nhật Bản, hiện nay cờ vây đã có được một vị thế đặc biệt của nó tại những quốc gia này. Tại Nhật Bản, 80% người chơi cờ vây thuộc độ tuổi từ 60 trở nên theo như một con số điều tra xã hội học do hiệp hội cờ vây quốc gia này thực hiện. Nhưng kể từ khi series truyện tranh và hoạt hình Hikaru No Go xuất hiện, nó đã tạo ra một làn sóng mới không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Từ Hikaru No Go (hay Hikago – cách mà kỳ thủ quốc tế gọi tắt về tác phẩm này), ngày nay cờ vây mở rộng đối với mọi lứa tuổi, mọi giới tính và mọi quốc tịch. Một đứa trẻ 6 tuổi hay một ông lão 90 tuổi vẫn có thể chơi cờ vây, và thậm chí là chơi cùng với nhau một cách thoải mái không câu nệ.

Boris, một thầy giáo ở New York từng học cao học ở Nhật và tham gia sinh hoạt đều đặn tại một club về cờ vây tại quận Shibuya trong 2 năm đã để trên profile blog cá nhân của mình slogan khá dễ thương “I want to save the world by spreading this game”. Hiện tại Boris, sau một thời gian dài tiếp thu được những bài học cờ vây từ Nhật Bản đã tiếp tục phát triển niềm yêu thích đó thành hoạt động dạy cờ vây tại trường trung học mà anh đang giảng dạy tại Mỹ. Đương nhiên, Boris cũng là một độc giả trung thành của series Hikaru No Go.

Tìm hiểu về cờ vây 67145181

Nằm trong danh sách 100 tác phẩm ăn khách mọi thời đại của tạp chí Jump Comics, Hikaru No Go với 22 triệu ấn bản phát hành đã và luôn là một “công cụ” đặc biệt để đưa cờ vây đến với mọi người. Còn đối với người Nhật Bản, họ tự hào vì một lần nữa, bằng manga và anime, họ đã giới thiệu được thêm một khía cạnh đặc sắc của văn hoá truyền thống dân tộc Nhật Bản ra toàn thế giới. Đọc Hikaru no go xong thì hẳn nhiên bạn sẽ thấy tò mò về cờ vây và thế giới của những người chơi cờ như Hikaru, Akira và các học viên khác trong viện cờ nơi Hikaru sinh hoạt. Đó là những con người luôn có một niềm đam mê mãnh liệt với những quân cờ đen trắng và từ đó, họ không ngừng trưởng thành. Chơi cờ vây giúp rèn luyện sự nhẫn nại, trau dồi khả năng quan sát, kỹ năng hoạch định và thiết lập kế hoạch cũng như sự cẩn trọng cho người chơi.

Tìm hiểu về cờ vây 16959868

Tìm hiểu về cờ vây 81024693

Tìm hiểu về cờ vây 47839099

Tìm hiểu về cờ vây 40600000

Tìm hiểu về cờ vây 88929691

Tìm hiểu về cờ vây 73518619

Tìm hiểu về cờ vây 63226043

Một điều thú vị nữa của môn thể thao này chính là sự “không phân biệt” tuổi tác của người chơi. Từ một cậu bé học tiểu học cũng hoàn toàn được bình đẳng ngồi chơi với những vị lão làng trong bộ môn này, dù đương nhiên ván cờ sẽ có thể diễn ra với mục đích hướng dẫn, để những người trẻ tuổi có cơ hội học hỏi từ những người chơi giỏi hơn họ. Không phải với bất cứ bộ môn hoạt động trí tuệ nào bạn cũng có cơ hội được chơi một cách thoải mái và bình đẳng như vậy.

Tìm hiểu về cờ vây 30474885

Tìm hiểu về cờ vây 61215848

Cờ vây là một bộ môn có vị trí đặc biệt trong nền văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Á. Và nó chỉ thực sự được người chơi cờ châu Âu biết đến từ thế kỷ 17. Hiện nay có rất nhiều người thuộc các quốc gia châu Âu tìm đến Nhật Bản và Hàn Quốc để…”tầm sư học đạo”, những người đam mê cờ vây ở những quốc gia này cho rằng phải được công nhận tại các viện cờ chuyên nghiệp ở Nhật và Hàn mới có thể được xếp vào đội ngũ kỳ thủ chuyên nghiệp. Hầu hết họ đều là những người đang sinh sống và làm việc bằng những ngành nghề khác, không liên quan đến thể thao.

Tìm hiểu về cờ vây 66365035

Tìm hiểu về cờ vây 36340521

Tìm hiểu về cờ vây 88451240

Tìm hiểu về cờ vây 57378815

Cũng giống như anime hay manga, ngày hôm nay cờ vây được lan rộng trên khắp thế giới từ một lịch sử hình thành lâu dài cũng bởi niềm đam mê. Những quân cờ trắng đen nhỏ xíu, nằm trên những giao điểm của những vạch kẻ bàn cờ gỗ được hình dung như là điểm nối kết của biết bao những con người đam mê nó trong thế giới rộng lớn này. Với những độc giả luôn yêu thích tìm hiểu về văn hoá Á Đông mà cụ thể là văn hoá Nhật Bản, Ichi tin rằng bạn sẽ thấy gần gũi và thích thú khi khám phá thế giới cờ vây. Bởi biết đâu ở đó, bạn sẽ tìm ra niềm đam mê thực sự của bản thân như cậu bé Hikaru ngày nào nhận ra sự cuốn hút của những nước cờ luôn biến ảo khôn lường dưới bàn tay của mình.
Tài Sản của Yashashi
Tài Sản
Tài sản:

Chữ ký của Yashashi


hikaru_okita

hikaru_okita
Otaku chính gốc cấp 2
Otaku chính gốc cấp 2

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1928
GM GM : 1993
Birthday Birthday : 16/06/1996
Giới tính Giới tính : Nam
Tìm hiểu về cờ vây 1159


Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về cờ vây Tìm hiểu về cờ vây Icon_minitimeTue Feb 09, 2010 1:19 am
đọc xong mờ hết cả mắt,chắc hôm nào đi học thử
Tài Sản của hikaru_okita
Chữ ký của hikaru_okita


Yashashi

Yashashi
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2749
GM GM : 4121
Birthday Birthday : 19/02/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Tìm hiểu về cờ vây 101010Tìm hiểu về cờ vây 470Tìm hiểu về cờ vây 3d9263ff95fb90378944cb1209b2c144_35884332medal2


Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về cờ vây Tìm hiểu về cờ vây Icon_minitimeTue Feb 09, 2010 10:11 am
cờ tướng mình còn chưa thạo nữa là cờ vây. Đọc rồi vẫn chưa hiểu < ngốc>
Tài Sản của Yashashi
Tài Sản
Tài sản:

Chữ ký của Yashashi


yuuka_akimoto

yuuka_akimoto
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4644
GM GM : 7516
Birthday Birthday : 05/12/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Tìm hiểu về cờ vây PbucketTìm hiểu về cờ vây PbucketTìm hiểu về cờ vây Pbucket


Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về cờ vây Tìm hiểu về cờ vây Icon_minitimeSat Feb 13, 2010 2:37 am
èo , Yuu chả đủ thông minh để tham gia chơi cờ ( nói trắng là cờ nào cũng chơi tệ )
Tài Sản của yuuka_akimoto
Chữ ký của yuuka_akimoto


hikaru_okita

hikaru_okita
Otaku chính gốc cấp 2
Otaku chính gốc cấp 2

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1928
GM GM : 1993
Birthday Birthday : 16/06/1996
Giới tính Giới tính : Nam
Tìm hiểu về cờ vây 1159


Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về cờ vây Tìm hiểu về cờ vây Icon_minitimeSat Feb 13, 2010 1:27 pm
có học ko mà chơi đó
Tài Sản của hikaru_okita
Chữ ký của hikaru_okita


yuuka_akimoto

yuuka_akimoto
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4644
GM GM : 7516
Birthday Birthday : 05/12/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Tìm hiểu về cờ vây PbucketTìm hiểu về cờ vây PbucketTìm hiểu về cờ vây Pbucket


Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về cờ vây Tìm hiểu về cờ vây Icon_minitimeSat Feb 13, 2010 1:48 pm
cờ nào mà chả biết luật , nhưng dù biết cũng không đủ trí tuệ để chơi ... èo , nghe nói người nhật sống rất là luật lệ , từ các cách sống thường ngày nói lên họ rất khuông phép đó , chơi cờ càng đặc biệt , tĩnh tọa thiền tâm ... èo
Tài Sản của yuuka_akimoto
Chữ ký của yuuka_akimoto



Sponsored content




Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về cờ vây Tìm hiểu về cờ vây Icon_minitime
Tài Sản của Sponsored content
Chữ ký của Sponsored content

Tìm hiểu về cờ vâyXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thế giới manga - anime nằm trong tầm tay bạn :: 

Học viện Otaku

 :: 

Japan * xứ sở hoa anh đào*

-